image

03 bước để cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Những bước cơ bản giúp bạn cân bằng được cuộc sống và công việc một cách dễ dàng nhất mà vẫn đạt được hiệu suất cao nhất.

Bạn có biết David Neeleman – người sáng lập ra hãng hàng không JetBlue Airlines đã từng bị cách chức chủ tịch hãng Southwest Airlines? Bạn có biết Howard Schultz – Giám đốc điều hành của chuỗi cà phê Starbucks đã mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ nhân viên, bao gồm cả nhân viên bán thời gian của ông ấy chỉ đơn giản vì cha của ông ấy không có bảo hiểm y tế? Và còn cả chuyện ông Adam Steltzer – cơ trưởng thực hiện sứ mệnh của NASA đã từng đáp máy bay xuống sao hỏa mà trước đó lại không biết rằng ngôi sao này đã dịch chuyển?

Chúng ta có thường nghĩ rằng những người thành công nhất đã được định sẵn cho cái gì đó to tát, cho rằng ngay từ đầu họ đã có tất cả. Họ luôn biết họ muốn làm gì. Nhưng Nathan Gebhard, đồng sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của tập đoàn RoadTrip Nation, cho rằng cái lý thuyết đó tồn tại trong hàng ngàn cuộc phỏng vấn trên cả nước với tất cả mọi người từ Schultz tới ca sĩ John Legend, tới nhà leo núi chuyên nghiệp kiêm nhiếp ảnh gia Jimmy Chin, cho đến người tạo âm thanh Walter Murch.

RoadTrip Nation mô tả bản thân mình như một phong trào có nhiệm vụ là giúp mọi người “xác định con đường của riêng mình trong cuộc sống thay vì đi theo con đường của người khác”. Gebhard nói rằng trong suốt 15 năm thực hiện quá trình phỏng vấn, ông nhận thấy rằng bất kể làm việc gì, thành công tới đâu thì vẫn đều phải đấu tranh với chính bản thân họ để có thể xác định được mình là ai.

Cuốn sách có tên Lộ Trình được xuất bản dựa trên các cuộc phỏng vấn: cùng hướng dẫn cho nhau để biết được mình cần làm gì trong cuộc sống.

Sau bài diễn thuyết hàng năm của mình tại Liên Hoa Tây Bắc, thuộc phía nam Austin, Tx, ông nói: “người ta có xu hướng chọn nghề nghiệp họ thích hơn là vì lợi ích mà nghề đó mang lại”.

Tất nhiên, chúng ta không thể tự nhiên có được mọi thứ mà không có đánh đổi. Gebhard nhớ lại cuộc nói chuyện vớimình với Ben Younger – một nhà biên kịch kiêm đạo diễn phim, ông ta từng là giám đốc chiến dịch trẻ tuổi nhất thành phố New York – 21 tuổi, đã từng từ bỏ công việc để được đóng phim, vì đơn giản ông ta muốn theo đuổi điện ảnh.

Gebhard đã đưa ra một thực tế là hạnh phúc hoặc thành công luôn đều ra theo từng bước. Ông ta đã chia sẻ 3 điểm chính:

01. Hãy tiến tới

Bạn hãy tự hỏi mình những “rào cản” đến từ đâu. Nếu bạn muốn trở thành một luật sư, bác sĩ hay doanh nhân thì có gặp áp lực nào từ bố mẹ không? Bạn có gặp áp lực từ những người bạn đã thành công và họ cho rằng bạn nên đi theo con đường khác? Có thể một trong những áp lực đối với bạn vẫn là kiếm nhiều tiền hơn. Hay chuyện nghi ngờ chính bản thân mình sẽ đánh gục bạn?

Việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với bạn hoàn toàn là vấn đề cá nhân của bạn và việc đầu tiên bạn nên làm là không bận tâm đến những áp lực hay rào cản xung quanh vì những điều đó chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong việc xác định những gì mà bạn muốn làm trong cuộc đời mình.

02. Hãy xác định

Hãy nghĩ về câu hỏi đầu tiên mà bạn sẽ hỏi khi gặp một người là gì? Một trong số những câu hỏi được hỏi nhất là “Bạn đang làm gì?. Gebhard nói nghề nghiệp bạn chọn sẽ nói lên bạn là người như thế nào. Chúng ta đang làm một điều ngược lại, nghĩa là chúng ta sẽ chọn một nghề nghiệp rồi sau đó suy nghĩ là làm cách nào để đạt được thành công trong nghề đó.

Tuy nhiên, Gebhard cho rằng chúng ta nên làm theo những lợi ích cốt lõi của chúng ta, nghĩa là hãy dựa vào trực giác xem điều gì làm chúng ta hạnh phúc và thỏa mãn, và sử dụng nền tảng đó như một la bàn để lựa chọn con đường sự nghiệp của mình.

Trong suốt buổi diễn thuyết của mình, Gebhard thường cho một bài test có 3 vòng tròn giao nhau. Sau đó yêu cầu bạn viết kỹ năng của bạn lên vòng tròn chính giữa, viết hai lợi ích chính mà bạn muốn vào hai vòng tròn còn lại. Từ bài test, Gebhard sẽ cho bạn biết bạn thích bạn nên lựa chọn nghề nghiệp như thế nào cho phù hợp.

Gebhard đã lấy ví dụ về một nhà văn thể thao, người đã tìm được con đường sự nghiệp của mình qua niềm đam mê thể thao nhưng cũng yêu thích viết văn. Gebhard cũng đề cập đến Jimmy Chin, người có niềm đam mê leo núi, phát hiện ra rằng niềm đam mê nhiếp ảnh của mình cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc leo núi của ông. Hoặc Howard Schultz, ông chủ của chuỗi cà phê nổi tiếng Starbucks cho rằng ông ấy thích phục vụ con người hơn là phục vụ cà phê.

03. Hãy trở thành

Gebhard thách thức mọi người bằng phương pháp “nhỏ giọt”, nghĩa là thành công sẽ diễn ra một cách từ từ theo chiều tăng, nó có thể bắt đầu bằng một lớp học buổi tối hoặc một sở thích nào đó có thể trở thành một công việc thứ hai. Như Younger, đã từng mạo hiểm từ bỏ công việc đầy hứa hẹn chỉ vì để theo đuổi thứ ông ta thích. Gebhard nói, chìa khóa của thành công chính là sự bắt đầu bằng nhiệt huyết của bạn.

leave your comment


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Uploading