Hướng dẫn cách tìm việc làm sau khi rời ghế giảng đường
Thời đại công nghệ thông tin cho phép bạn có thể tìm việc bằng nhiều cách. Hãy ghi vào sổ tay những địa chỉ tìm việc để khi cần thiết thì khỏi nhọc công tìm kiếm.
1- Sàn việc làm MITC
Kết nối đúng người đúng việc là một bài toán rất khó ở Việt Nam, là thách thức cho bất kỳ nền tảng tuyển dụng nào. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ để thay đổi thị trường tuyển dụng, nhân sự ngày càng hiệu quả hơn, SanViecLamMitc.vn đã chính thức ra đời. Bằng công nghệ, MITC tạo ra nền tảng cho phép người lao động có thể tìm việc, tự động tạo CV trên cơ sở thông tin của mình, tìm hiểu về các công ty và tương tác với các nhà tuyển dụng. Tập trung vào trải nghiệm của ứng viên khi đi tìm việc, mục tiêu của SanViecLamMitc.vn là mang đến một nền tảng toàn diện, giúp ứng viên phát triển được các kỹ năng cá nhân, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng và tiếp cận với các cơ hội việc làm phù hợp.
2- Trung tâm giới thiệu việc làm
Các trung tâm là nơi có chức năng giới thiệu ứng viên đến với nhà sử dụng với một mức lệ phí thấp (5-8% tháng lương đầu tiên). Hiện nay cả nước có 200 trung tâm thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội và các đoàn thể quần chúng. Ngoài ra, ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM còn có nhiều trung tâm hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Chú ý: Bạn có thể gặp bạn bè đã tìm việc ở các trung tâm để học hỏi kinh nghiệp và tránh là nạn nhân của một số cơ sở làm ăn không đứng đắn. Hiện đã xuất hiện các trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài, như Price Waterhouse Coopers, nhưng họ chỉ giới thiệu lao động kỹ thuật cao.
3- Báo chí
Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng thông báo tuyển người qua báo chí. Nhiều thông báo nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu về các kỹ năng, điều kiện lao động, mức lương, hồ sơ xin việc… Điều này rất có lợi để bạn tự so sánh năng lực của mình với yêu cầu của nhà tuyển dụng, và cũng nhờ vậy bạn có thể bổ sung, hoàn thiện những yêu cầu còn thiếu hay còn yếu.
4- Internet
Với Internet, bạn còn có thể có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, bạn có thể gửi đơn xin việc và lý lịch cá nhân trực tiếp đến nhà sử dụng. Hiện nay trên Internet có một số trang web khá nổi tiếng đề cập đến mọi khía cạnh về việc làm.
5- Bạn bè và người thân
Hãy dành thời gian tiếp xúc với bạn bè hoặc người thân đang làm việc, trao đổi với họ về nguyện vọng của mình. Rất nhiều trường hợp, chính họ là người cung cấp thông tin cho bạn về chỗ làm việc trống ở cơ quan của họ hoặc ở một nơi nào khác mà họ biết.
Điều có lợi hơn nữa là họ còn có thể cho bạn thông tin và đặc điểm của cơ quan ấy (tổ chức, quy mô, sản phẩm, thiết bị, cách tuyển dụng, người phụ trách nhân sự…).
6- Tiếp cận trực tiếp
Có một số doanh nghiệp, công ty niêm yết yêu cầu tuyển dụng ngay ở cửa chính của công ty mình. Bạn hãy mạnh dạn đến tiếp cận. Ở đây, đừng nề hà công ty nhỏ hay lớn, nhà nước hay tư nhân. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp tuy nhỏ, nhưng làm ăn lại rất thành đạt và bạn có cơ hội trưởng thành ở đấy.
Hãy nhớ, tàu xe đông người thì hãy cứ cố bước lên đã, thậm chí chỉ đứng được một chân. Sau đó, có chỗ đứng 2 chân, rồi co chỗ ngồi và cuối cùng có chỗ ngồi tốt. Tất nhiên, trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu trước một số thông tin liên quan đến cơ quan, doanh nghiệp đó.
7- Hội chợ việc làm
Hiện nay ở nước ta, hội chợ việc làm hoặc các phiên giao dịch việc làm, được tổ chức hằng năm, hằng tháng ở các địa phương. Đây là nơi các doanh nghiệp trực tiếp nhận hồ sơ xin việc và tổ chức sơ tuyển người tìm việc. Đây cung là nơi có thể tiếp xúc với các cơ sở dạy nghề.
Ở hội chợ việc làm, các doanh nghiệp thường đã chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ để người xin việc kê khai. Khi đến tham dự, bạn cần mang theo các bản sao văn bằng, chứng chỉ mà mình có thể nộp kèm theo nếu doanh nghiệp yêu cầu. Hãy ghi lại tên gọi, địa chỉ, số điện thoại và fax của các doanh nghiệp có mặt ở hội chợ việc làm.
Chúc các bạn thành công!
Gửi bình luận