Làm thế nào để tìm lại đam mê trong công việc? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ, ai đang mất phương hướng cần đọc ngay!
Niềm đam mê trong công việc chính là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng và sở thích nhằm mang lại niềm hạnh phúc và sinh lực vô biên.
Tỷ phú Bill Gates từng nói: “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định của nó, thiếu cảm hứng cho công việc không có nghĩa là bạn cần phải chuyển việc hay nhảy qua một lĩnh vực khác mà hãy chủ động tìm lại cảm hứng cho chính bạn. Đừng vội từ bỏ mà tiếp tục nỗ lực cố gắng cho đến khi bạn thành công.
Nhiều người thường phàn nàn rằng: “Công việc của tôi thật nhàm chán, tôi không biết liệu quyết định trước đây có đúng không?”. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sự chán nản và đang mất đi động lực làm việc. Bạn bắt đầu nhìn lên đồng hồ, suy nghĩ và hối tiếc về khoảng thời gian đã trôi qua. Nhưng, đã đến lúc bạn nên ngừng chất vấn bản thân bằng những câu hỏi “vu vơ” như thế.
Niềm đam mê trong công việc chính là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng và sở thích nhằm mang lại niềm hạnh phúc và sinh lực vô biên. Đây không phải là quá trình diễn ra trong ngày một, ngày hai, tuy nhiên, bạn có thể xây viên gạch đầu tiên ngay từ hôm nay.
Theo cuộc khảo sát về đam mê của dân văn phòng cho thấy, những người mất nhiệt huyết về công việc của họ, thường có những đặc điểm chung:
– Công việc của họ có ít liên quan đến những điều họ thực sự quan tâm. Công việc là một rào cản chứ không phải là một con đường để thực hiện.
– Mặc dù họ có thể làm điều gì đó họ giỏi, nhưng đó không phải là điều họ muốn làm. Họ đã không dành thời gian để tìm ra và kết hợp khả năng của họ với sở thích của họ.
– Họ chưa bao giờ thực hiện một kế hoạch dài hạn để hướng họ tới một cuộc sống nghề nghiệp đầy đủ hơn, thoải mái hơn. Họ có xu hướng đặt mục tiêu ngắn hạn hoặc không đặt mục tiêu nào cả.
Nếu bạn muốn phát triển một kế hoạch để tái đốt cháy năng lượng và sự nhiệt tình của mình cho công việc, thì điều quan trọng là bạn dám chịu trách nhiệm cho việc thay đổi cuộc sống của bản thân và chấp nhận những thách thức mới.
Làm thế nào để khơi dậy lại niềm đam mê?
1. Xác định những gì quan trọng nhất đối với bạn, sau đó phát triển và lập kế hoạch để đạt được điều đó
Kế hoạch nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn dẫn đến mục tiêu dài hạn. Khi bà Bonnie quyết định dừng công việc quản lý kỹ thuật, và bà đã áp dụng cách quản lí của thế giới doanh nghiệp vào nghề nghiệp mới của mình là sở hữu một quán cà phê cho những người yêu thích cà phê.
Bà Bonnie đã học được mọi thứ về cà phê và cách điều hành một quán cà phê từ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau đó bà nhanh chóng tiến về phía mục tiêu mở quán Cà phê và những người bạn của Javalina ở Tucson, Ariz.
2. Lập danh sách các khả năng và sở thích của bạn, và sau đó xem chúng phù hợp như thế nào
Bạn có thể đang làm điều gì đó mà bạn giỏi nhưng không thích. Thay vào đó, hãy tìm thứ gì đó bạn thích và sau đó tìm hiểu những gì cần để có được điều đó.
Hãy cố gắng nhìn nhận một cách đầy đủ về những gì bạn có thể làm tốt, kể cả khi những điều đó không có vẻ gì là có thể phát triển thành một sự nghiệp. Tốt nhất, bạn nên lập một bản danh sách càng cụ thể càng tốt, dù cho bạn giỏi giúp đỡ, an ủi người khác, hay giỏi vẽ hoặc viết, hay thậm chí chỉ là chăm chỉ đi học hoặc làm học sinh chăm ngoan, nghe lời.
3. Đừng ngại tiến đến mục tiêu của bạn
Nhiều người hiểu sự cần thiết phải thay đổi nhưng lại luôn dậm chân tại chỗ. Bạn phải quyết tâm và bước đi cứng rắn tiến đến mục tiêu trong kế hoạch đi tìm đam mê của mình. Khi bà Anita đánh mất công việc kỹ thuật của mình, bà đã nắm được khả năng mới của mình. Bà bắt đầu một cuộc hành trình tự tìm hiểu ra căn bệnh được chẩn đoán từ lâu là hạ đường huyết và một công việc mới.
Bà đã sớm viết một cuốn sách về căn bệnh hạ đường huyết để giúp những người khác hiểu và kiểm soát bệnh. Bà Anita biến những điều không may trong sự nghiệp thành một cảm hứng mới đã mang lại niềm đam mê nghề nghiệp cho cuộc sống của bà.
4. Cân bằng công việc và cuộc sống
Thật ra, đó là một phản ứng rất bình thường của cơ thể sau một thời gian dài chạy hết công suất. Chán ghét công việc hiện tại có thể do bạn không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mải mê với công việc khiến bạn quên đi việc chăm sóc bản thân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Công việc hiện tại của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu như bạn biết cách tập trung hơn để xử lý những rắc rối của chính mình. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giản, nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc.
Tại sao đam mê lại quan trọng?
Đam mê thực sự hấp dẫn. Khi đam mê đến từ niềm tin rằng bạn thật sự giỏi một điều gì đó, đó là cách chân thật nhất để nói rằng: “Tôi tuyệt vời theo cách riêng của mình!”.
Đam mê sẽ thuyết phục mọi người đi theo bạn. Đam mê sẽ thuyết phục mọi người tin vào bạn. Nhưng quan trọng hơn cả, niềm đam mê sẽ thuyết phục chính bản thân bạn. Đam mê là một cảm xúc đặc biệt nhằm làm cho bạn phát điên và làm việc một cách hăng say bởi bạn tin rằng mình có thể thay đổi và khuấy động được cả thế giới. Như tình yêu vậy, một cảm xúc rất đáng để bạn chiến đấu để đạt được nó.
Và cũng không khác gì so với tình yêu, chúng ta sẽ chẳng dễ dàng chịu khuất phục cái gọi là vận mệnh mà từ bỏ đam mê của riêng mình.
Steve Jobs từng nói : “Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy niềm đam mê của mình, hãy tạo ra những điều mới, dẫn đầu các xu hướng mới, và hình thành thêm nhiều sự kết hợp mới. Và đừng bao giờ ngừng tìm kiếm. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”.
leave your comment